cây thằn lằn

cây thằn lằn

    cây thằn lằn

  • Call: 0902685016
  • Lượt xem: 1514
  • Dây Thằn Lằn là một loại thân bò bắm chặt vào vách tường, tường đá hay thân chủ khác, cây thường xanh quanh năm và phát triển rất nhanh, được trồng nhiều để bò quanh nhà tạo không gian xanh mát.

THÔNG TIN
Tên cây: Dây Thằn Lằn

Tên gọi khác: cây Thằn Lằn Bò, dây Thằn Lằn, cây Vẩy Ốc, cây Trâu Cổ

Tên khoa học: Ficus pumila

Họ thực vật: Moraceae (họ dâu tằm)

Cây có nguồn gốc từ các nước khu vực Đông Nam Á, miền nam Nhật Bản, và Việt Nam

ĐẶC ĐIỂM
+ Dây Thằn Lằn có sức phát triển mạnh, ưa nắng và rất thích ánh sáng, thường được trồng dưới chân tường quanh nhà để dây bò lên tạo mảng xanh rất ấn tượng.

+ Thân của cây thuộc thân bò, bám sát vào tường, một cây có nhiều nhánh thân, cây càng lâu thì thân nhánh càng chia nhiều và bò rộng, bên cắt phần thân của dây thì sẽ thấy có chất mủ màu trắng, rất dính.

+ Lá thuộc lá đơn, mọc so le tạo thành 2 hàng dọc quanh thân, lá có hình tròn nhỏ, giống như vảy cá, lá có nhiều lông con nên rất nhám, lá dài khoảng 2.5cm rộng 1,5cm  chính giữa có gân màu trắng, cuốn ngắn sát thân lá thường có màu xanh đậm.

+ Thằn Lằn ít ra quả, nhưng những dây lâu năm sẽ có quả, quả thường tròn dài có màu xanh, có cuốn, quả mọc ở thân.

+ Hoa, đồng chu dioïque, hoa đực và hoa cái khác thân, hoa cái tăng trưởng trong hoa cái, hoa đực và túi mật trên cây đực.

Dây Thằn Lằn

Lá, Thân và Trái của Dây Thằn Lằn 

CÔNG DỤNG
+ Nhờ những tán lá dày đặt và bám vào tường khỏe cho nên thường được nhiều người trông cho bám quanh tường nhà để lấy màu xanh, tạo không gian mát mẻ, cổ kính.

Ngoài ra dây thằn lằn thường được trồng tạo hình như cây ác ó, vì chúng phát triển mạnh và dễ tạo hình, một số công trình xây dựng cũng hay sử dụng loại dây này để giảm tiếng ồn, tạo ấn tượng thường được thấy như ở chân cầu, tường rào kín...

+ Một số nghiên cứu gần đây cho thấy dây thằn lằn cũng có tác dụng làm thuốc nam trong các bài thuốc dân gian như giải độc, bổ thân, di tinh, sinh lý yếu...

tùy vào chứng bệnh mà sử dụng cho hợp lý dây thằn lằn có thể sử dụng cả lá, rễ và quả điều được.

Dây Thằn Lằn

Thằn Lằn được trồng để bám vào tường rào, tạo mảng xanh và giảm bụi bẩn, tiếng ồn 

Dây Thằn Lằn

Dây cũng có thể trồng trước nhà, cổng ngỏ tạo lối vào rất ấn tượng 

Ý NGHĨA
+ Ý Nghĩa của cây mang tính cách bền bỉ, bám chặt, và trung thành.

CÁCH CHĂM SÓC
+ Dây Thằn Lằn là cậy chịu nắng, thích những nơi có nhiều ánh sáng, nên phát triển tốt khi trồng ngoài trời, ngoài ra cây cũng có thể sống ở những nơi có ánh sáng yếu bán râm.

+ Khi dây đã phát triển trưởng thành thì không cần nhiều nước tưới, có thể chịu hạn rất tốt, vì khi chúng bám vào tường sẽ tự tìm nguồn thức ăn và nước ở đó, thằn lằn cũng có thể chịu mưa dầm lâu, thậm chí ngập úng.

+ Muốn cây phát triển ổn định và nhanh thì cần phải tưới hằng ngày, khi tưới nhớ tưới lên phần thân và lá của chúng, ngoài ra phải tăng cường thêm phân hóa học cho cây để thúc đẩy sự phát triển.

+ Về Đất trồng thì dây thằn lằn không phải là loại cắn chọn, chúng có thể sống bất cứ nơi đâu, khi đã bám trụ được thì phát triển rất nhanh, nếu đất càng màu mỡ giàu dinh dưỡng thì phát triển càng nhanh hơn, lúc trồng thì không cần lượng đất nhiều, chỉ đủ cung cấp cho dây bám được lên trên,

khi chúng bám lên tường hay vật chủ khác thì sẽ tự tìm thức ăn ở nơi đó, vì mỗi đoạn thân điều có nhiều rễ tự phân nhánh và nuôi dưỡng cây lá.

Phải thường xuyên cắt tỉa và tạo hướng cho dây bò theo, tùy vào vị trí và khung hình mình uốn nắn.

NHÂN GIỐNG
+ Cách phổ biến nhất để nhân giống dây thằn lằn đó là giâm cành.

Cắt một đoạn ngắn của thân khoảng 10-15cm sau đó cắm vào đất hoặc phân tro chất hữu cơ đã chuẩn bị sẵng, sau đó đặt chúng ở những nơi mát mẻ, và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nhánh ra rễ mới. trong vòng 1 tuần là nhánh đã ra rễ và tự tìm thức ăn để phát triển.

Cây Cúc Tần Ấn Độ
Cây cúc tần ấn độ còn có tên gọi khác như dây cúc tần ấn độ, dây gọi tên hay dây bạc đầu bầu dục thuộc loại cây dây leo, cây dễ trồng, nhanh phát triển, thường trồng làm cây dây leo trong sân vườn, tường rào hay trên ban công rũ xuống rất đẹp.
Call: 0902685016
Dây Bầu Hồ Lô
Dây bầu hồ lô là một trong những loại cây dây leo được nhiều người tìm mua về trồng để trang trí sân vườn, làm giàn bầu hồ lô che bóng mát, ngắm quả, quả bầu hồ lô có hình dáng đẹp, được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
Call: 0902685016
Dây Liêm Hồ Đằng
Dây liêm hồ đằng thuộc loại cây dây leo, có bộ rễ phát triển mạnh tạo thành một bức rèm đẹp, cây thường được trồng trước nhà, sân vườn tạo không gian lãng mạn, hữu tình.
Call: 0902685016
Dây Bạc Thau
Bạc thau là cây dạng dây leo, cây có khả năng chịu nắng gió tốt, vì vậy bạc thau phù hợp trồng làm cây dây leo theo giàn hoa đã được thiết kế hoặc trồng trên sân thượng, tường rào hay cổng ngõ cũng rất đẹp.
Call: 0902685016
Cây Lá Giang
Cây lá giang hay giang chua thuộc họ dây leo, cây thường được trồng làm rau sạch trong vườn, lá giang nổi tiếng với món canh chua lá giang, đây là món ăn ngon, bổ.
Call: 0902685016
Cây Sử Quân Tử
Cây sử quân tử là cây dây leo có hoa đẹp và thơm, cây xanh tốt quanh năm, thường được trông làm cây che bóng mát, cây trang trí cảnh quan sân vườn, quán cafe.
Call: 0902685016
Dây Cát Đằng
Cát đằng là cây dây leo có hoa đẹp quanh năm, thường được trồng làm cây che bóng mát sân vườn, vòm cổng, hàng rào tạo không gian tươi mát và sinh động.
Call: 0902685016
Cây Thiên Lý
Thiên lý một cái tên khá quen thuộc với nhiều người có lẽ vì hoa thơm dịu nhẹ cũng như cách thiên lý tỏa mùi hương, thiên lý được tân dụng làm rất nhiều và một trong những số đó hoa và lá non được dùng chế biến món ăn rất bổ dưỡng.
Call: 0902685016
Dây Dưa Tây
Dưa Tây được trồng trên giàn, thường dùng để lấy quả ăn sống, hoặc lá làm rau, cây trồng làm cảnh, cho bóng mát dưới giàn.
Call: 0902685016
Hồng Anh Leo
Hồng Anh là dây leo có thân bò dài, hoa rất đẹp, thường trồng trang trí làm giàn hoa, hay hàng rào cổng ngõ, cây phát triển tự nhiên và chịu nắng rất tốt.
Call: 0902685016
F
Facebook chat

(0)